<<< Retour >>>

 

Phạm Quỳnh ( 1892-1945 )

Pham Quynh

Câu nói nổi tiếng


Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ;
Tiếng ta còn, nước ta còn.

PHẠM QUỲNH (1892 - 1945)
Pham Quynh 1

Pham Quynh 2

Thật thế, mà lãng mạn cho đến đem cả chủ nghĩa quốc gia căn cứ vào Truyện Kiều! Cho tiếng là nước, có tiếng mới có nước, có quốc văn mới có quốc gia. Quốc văn ta thời tuyệt phẩm là Truyện Kiều, trước sau chỉ có Truyện Kiều, may có Truyện Kiều, đáng quý vô cùng. Cho nên, năm 1924, lần đầu làm lễ kỷ niệm cụ Tiên Điền, trước hai ngàn người họp ở sân Hội Khảo thí, tôi trịnh trọng tuyên bố một câu:

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có điều chi nữa mà ngờ…”

Phạm Quỳnh - biệt hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.
Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

Phạm Quỳnh sinh tại nhà riêng số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ (nay là huyện) Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi ; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.
Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, sau khi đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn) năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 và đình bản tháng 12 năm 1934; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.
Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.
Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết ở cả Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.
Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ giúp báo France - Indochine.
Từ năm 1925 - 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.

Lời dẫn của Phạm Tôn: Sáng 23/8/1945, Phạm Quỳnh ngồi vào bàn viết như lệ thường lâu nay, từ ngày ông quyết trở lại với văn học mà ông tha thiết nhất trên đời, để bắt tay vào viết về một đề tài tâm huyết, gắn bó với ông từ thuở ấu thơ: Truyện Kiều, nàng Kiều…Ông suy nghĩ thật lâu, thật kỹ rồi mới cầm lấy cây bút máy Waterman, bắt đầu viết những dòng đầu tiên về đề tài tha thiết như vận vào thân mình, trên quyển vở học trò nhỏ, bắt đầu từ trang 46. Vừa viết vừa trầm ngâm suy nghĩ theo phong cách của ông: bản thảo đầu tiên cũng là bản thảo cuối cùng, thường chỉ sửa vài chữ, chuyển chỗ vài câu, ít khi viết tới bản thảo thứ hai… Cả buổi sáng định mệnh ấy, ông nhẩn nha viết được có ba trang. Rồi ông dừng bút, để dùng bữa trưa và ngả lưng một chút lấy lại sức cho buổi làm việc chiều, mong kết thúc bài viết yêu quí… Nhưng, không ngờ, đó là những giây phút cuối cùng ông sống và viết tại biệt thự Hoa Đường xinh đẹp, bên con sông An Cựu nhỏ hiền hòa, nắng đục, mưa trong. Ông không thể ngờ là bài viết yêu thích nhất lại là bài viết cuối đời của mình, sẽ mãi mãi dở dang ở ngay nơi mới bắt đầu khơi mạch văn…

Cô Kiều với Tôi
Xin mời bạn đọc yêu quí đọc những dòng tâm huyết này từ chính những dòng chữ viết tay của Thượng Chi – Phạm Quỳnh, trong quyển vở học trò từ trang 46 đến trang 48, sáng 23/8/1945 ấy.
Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.
Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông mất sau đó một thời gian tại làng Hiền Sỹ, tỉnh Thừa Thiên.
Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).
Nàng từ lánh gót vườn hoa,
Đường gần rừng tía, đường xa bụi hồng
Nhân duyên đâu nữa mà mong
Khỏi điều thẹn phấn tủi lòng thời thôi…
Sao mà Truyện Kiều có lắm câu thiết tha, thấm thía như vậy! Tùy cảnh ngộ, tùy thời khắc, tùy tâm trạng mỗi người, sực nhớ đến giăm ba câu, ngâm đọc lên, sao mà nó âm thầm cảm động, như tiếng tự trong lòng ta! Tưởng giá tự mình than thở, cũng than thở như thế mà thôi. Mà bất cứ cau nào đoạn nào, hễ ngẫy nhiên thích hợp là có cái âm hưởng lạ lùng như vậy, càng đọc càng như rung động quả tim, càng ngâm càng như văng vẳng bên đầu.
Tôi đối với Truyện Kiều, Truyện Kiều đối với tôi – hay là có thể nói, tôi đối với cô Kiều, cô Kiều đối với tôi – vốn có cái duyên nợ xa xôi, cái thanh khiết thâm trầm. Hồi tưởng tử thuở nhỏ, mỗi khi nghe đọc một câu Kiều (dù chưa hiểu nghĩa) đã thấy cái âm hưởng lạ lùng của nó vang động vào trong lòng. Rồi từ đó cứ văng vẳng luôn bên tai, càng ngày càng thiết tha thấm thía, có khi âm thầm não nuột như tiếng gọi xa xăm của một âm hồn tri kỷ tự chín suối đưa lên.
Cái “ca” một nhà văn cảm nhận một nhân vật trong văn chương đến tưởng tượng như là người thật, xưa nay không phải là không có. Nhưng cảm đến tưởng như người ấy sống luôn bên mình, hầu như chi phối cả đời tình cảm của mình, đoán định cả cuộc thân thế của mình, đem cái âm điệu riêng véo von réo rắt mà dịp dàng cho đời mình, cảm đến thế tưởng cũng ít có.
Nhân cảm cô Kiều mà cảm đến tác giả Truyện Kiều, cũng thiết tha thâm trầm như vậy. Tôi tưởng tôi là người trước nhất đã đem than thế cô Kiều đối chiếu với thân thế cụ Nguyễn Du, và cho thiên “Đoạn trường tân thanh” là lời than vô cùng cảm động, vô hạn thiết tha của một văn sĩ có tài đau lòng vì cuộc đời ngang ngửa.
Thành ra tôi đối với Truyện Kiều, không phải là thái độ một nhà văn đối với một tác phẩm văn chương, mà là tâm lí một người có cảm giác là “một hội một thuyền” với tác giả cùng người trong truyện vậy.
Cái đặc điểm đó đã từng có người để ‎ nhận. Còn nhớ năm trước có nhà phê bình (không rõ ở sách báo nào) nói: Thượng Chi là nhà văn duy lí theo Khổng học, không có một chút tình cảm lãng mạn gì. Vậy mà đối với Truyện Kiều lại rất cảm tình, rất là lãng mạn. Có lẽ bao nhiêu tình cảm nhà văn chung đúc cả vào tác phẩm văn chương.
Lời phê bình ấy tôi vẫn riêng cho là đúng.
Thật thế, mà lãng mạn cho đến đem cả chủ nghĩa quốc gia căn cứ vào Truyện Kiều! Cho tiếng là nước, có tiếng mới có nước, có quốc văn mới có quốc gia. Quốc văn ta thời tuyệt phẩm là Truyện Kiều, trước sau chỉ có Truyện Kiều, may có Truyện Kiều, đáng quý vô cùng. Cho nên, năm 1924, lần đầu làm lễ kỷ niệm cụ Tiên Điền, trước hai ngàn người họp ở sân Hội Khảo thí, tôi trịnh trọng tuyên bố một câu:
“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có điều chi nữa mà ngờ…”
Câu ấy, người mình có người không hiểu, có người hiểu lầm. Nhưng năm 1933, một văn sĩ Pháp nói về nước Ba Tư làm lễ kỷ niệm thập bách chi niên thi hào Ferdowsi tác giả sách Shahnameh (Đế vương lục), là một kiệt tác bằng tiếng Ba Tư, nhờ sách đó mà tiếng Ba Tư còn được lưu truyền và bảo tồn qua mấy mươi đời bị người Ả rập đô hộ…