<<< Retour >>>

Đoàn Thị Điểm ( 1705 – 1748 )

Sau 77 bài hát cho Trường Ca Đoạn Trường Tân Thanh ( Kim Vân Kiều ) của Nguyễn Du, tôi cảm thấy chưa hoàn tất nhiệm vụ « khơi dậy văn hoá Việt Nam » để những tuyệt tác của đất nước không bị trôi vào quên lãng, nếu không đào sâu và phổ thành nhạc toàn tập Chinh Phụ Ngâm của tác giả Đặng Trần Côn do Bà Đoàn Thị Điểm dịch ra bằng thơ chữ nôm.
Tác phẩm nầy ra đời trước Truyện Kiều khoảng 71 năm, nói lên tâm sự của một người vợ mà người chồng phải ra nơi biên thùy trong thời loạn lạc trả nợ núi sông. Người vợ cô đơn, lạnh lẽo, nhớ thương chồng và mong ngày trở về của người chồng với tâm sự ước mơ chiến thắng vinh quang.Đặng Trần Côn tiên sinh ( 1710  – 1745 ) đã sáng tác bằng chữ Nho tác phẩm Chinh Phụ Ngâm vào năm 1741. Ông người làng Nhân Mục huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông thích uống Rượu và Trà, được chức vụ Ngự Sử Đài. Vào đời hậu Lê, nhiều cảnh biệt ly đau đớn, khác với Truyện Kiều, phát sinh từ nguồn gốc bên Tàu, Chinh Phụ Ngâm của Việt Nam lại được truyền bá đến Trung Hoa và được tán thưởng.  Vì ông Đặng Trần Côn viết bằng chữ Nho theo lối thơ Trường Đoản Cú nên không được phổ biến rộng rải. bà Đoàn Thị Điểm là người đem Chinh Phụ Ngâm vào lòng dân gian bằng bản dịch ra chữ Nôm với thể thơ Song Thất Lục Bát, dài 412 câu thơ. Từ đó tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đi vào tất cả mọi thành phần xã hội của dân tộc Việt. (Bà Đoàn Thị Điểm ( 1705 – 1748 ), biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Hiến Phạm huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh.)Chinh Phụ Ngâm là một khúc ngâm theo âm điệu xưa của Tàu gọi là Cổ Nhạc Phủ. Những câu ngắn dài thường xen lẫn nhau từ 3 chữ đến 10 chữ. Thể thơ Cổ Nhạc Phủ có từ đời nhà Hán cho đến đời Đường. Đọc lại tập thơ Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn Thị Điểm lòng tôi bồi hồi và nghĩ đến Việt Nam. Tôi nhận đề tài nầy để nói lên sự mong mõi và ước mộng một ngày tươi sáng hơn cho đất nước chúng ta.Toàn bộ Chinh Phụ Ngâm với 412 câu thơ được phổ nhạc với 21 bài hát trong 2 CD :

  1. Nợ Núi Sông
  2. Vinh Quang